Red Faction 2




Đôi khi, bạn sẽ phải điều khiển một phương tiện nào đó, như khẩu súng máy của một chiếc trực thăng, lái xe tăng xuyên qua thành phố, đi trên đường trong bộ áo giáp hạng nặng, hoặc lặn xuống đáy biển trong tàu ngầm... Việc điều khiển các phương tiện này đều gần giống với hệ điều khiển bình thường, cho nên có khi bạn khó có thể nhận ra sự chuyển tiếp giữa chúng. Có cảm giác như chúng chỉ là những thay đổi và cách chạy và vũ khí mà thôi


Các cấp độ (level) trong RFII gần như nhau, có điều trong mỗi level sẽ có rất nhiều những nhiệm vụ nho nhỏ mà một khi bạn hoàn thành, bạn sẽ được thêm điểm Anh hùng, từ đó có thể thay đổi kết thúc cuối cùng của game (do đó đừng dại dột đi kiếm người dân vô tội mà béng, chỉ tổ mất điểm thôi). Một vài cảnh khác, bạn cần phải hỏi thăm nên đi đâu, bởi vì thường thường chỉ có một con đường để đi, nhưng bạn lại cần biết rõ phải đi từ điểm A sang điểm B như thế nào (ví dụ, nếu không hỏi, bạn sẽ không biết cần bắn vỡ sàn nhà, trần nhà, hay bức tường trước mặt để lấy đường mà đi). Tất cả những nhiệm vụ “phụ lục” kiểu này thường đi vào ngõ cụt một khi bạn đã hoàn thành xong nó hay đã trở về lại hướng đường chính


Như đã nói, RFII là sự kết hợp giữa bắn và phá. Dĩ nhiên, không phải cái nào cũng có thể phá huỷ được, và nhiều lúc bạn phải ngạc nhiên tự hỏi: tại sao bức tường này sụp, mà bức kia thì không? Tại sao cái cây chết tiệt kia không cháy giùm? Tôi có thể hiểu được mong muốn “bảo quản” thiết kế cảnh của game, nhưng nhìn những bức tường chỉ bị trầy sướt chút đỉnh sau loạt tên lửa thì hình như... hơi bị giả.



Có thể RFII không phải là cái tuyệt nhất, nhưng cũng không thể phủ nhận những gì nó đã đem lại. Ở một mức độ nào đó, có thể nói RFII là đại diện cho thế hệ game FPS mới nhất hiện nay. Chỉ có điều, chế độ một người chơi (single-player) của nó thường không khó khăn gì và thường rất ngắn, chỉ cần khoảng chừng một đến hai ngày là bạn đã dư sức kết thúc game rồi. Mà cũng ít có ai chịu chơi lại nó nhiều lần cả.



Về mặt đồ hoạ, RFII của PC đẹp hơn hẳn so với RFII của PS2, Xbox và GameCube. Tuy nhiên, nó vẫn không có nét gì thật sự đặc biệt cả. Độ phân giải của game đúng là có cao hơn, nhưng không đồng nghĩa với thiết kế chi tiết hơn, đồ hoạ đặc sắc hơn.



RFII có thể được coi là hay, chơi vui. Phần chiến đấu khá căng thẳng và hấp dẫn. Nhưng nếu chỉ định chơi solo một mình, có lẽ bạn nên lùi lại, suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua game này. RFII không phải là một game có đủ sức hấp dẫn lâu dài với chế độ single-player của nó.



Thật đáng buồn khi chứng kiến sự thất bại của một game đầy tiềm năng như vậy. Thêm vào cốt truyện một chút khó khăn, tăng hiệu ứng đồ hoạ, cộng với một chế độ multiplayer, RFII có thể giành một vị trí xứng đáng hơn nhiều.








GamePlay